Dấu ấn lịch sử
Không phải người Quảng Ninh nào cũng biết núi Bài Thơ thuở xưa có tên là núi Rọi Đèn (hay còn gọi là Truyền Đăng Sơn). Truyền thuyết kể lại từ xưa lính thú gác trên núi, hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành, từ đó tên gọi “Truyền đăng” ra đời.
Lịch sử núi Bài Thơ đựơc viết nên trong công cuộc dựng nước, giữ nước, gắn với giai thoại đánh thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào năm 1228. Ngày nay, trên bia đá vẫn còn khắc ghi vị trí chiến lược quan trọng của ngọn núi trong chiến thắng ấy: “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến…”
Mùa xuân năm Quang Thuận thứ 9 (tức năm1468), vua Lê Thánh Tông đem quân đi tập trận trên sông Bạch Ðằng và tuần du khắp vùng châu An Bang. Đến trước chân núi Truyền Đăng, xúc động trước cảnh biển xanh, núi cao của vùng trời thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua đã làm một bài thơ và cho người khắc lên vách núi. Từ đó, ngọn núi mang tên là núi Ðề Thơ hay núi Bài Thơ, trở thành di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng.
Sau Lê Thánh Tông, năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê – Trịnh khi đem quân đi tuần qua đây đã họa lại bài thơ của vua Lê bằng một bài thất ngôn bát cú. Không chỉ chạm vào hồn thơ của các bậc quân chủ thế kỉ trước, đầu thế kỉ 20, nhiều tao nhân mặc khách đến đây đã không cưỡng nổi vẻ đẹp kì bí của thiên nhiên núi Bài Thơ mà tức cảnh sinh tình.
Cũng trên đỉnh núi thi ca này trong những ngày vùng than sục sôi khí thế cách mạng, ngày 1-5-1930, lá cờ Đảng tung bay phấp phới như biểu tượng của chân lý, chính nghĩa sẽ chiến thắng ách nô dịch, hung tàn của thực dân Pháp ở Quảng Ninh..
Thời gian leo núi Bài Thơ đẹp nhất
Có gì để check in tại núi Bài Thơ?
Hành trình khám phá điều bí ẩn chưa bao giờ dễ dàng sẽ mang lại nhiều bất ngờ. Mỗi chặng đường dưới chân núi đều ghi dấu năm tháng hoạt động cách mạng của những người con đất Mỏ ở những hang động kì bí. May mắn vào buổi sớm bình minh, người leo núi có thể bắt gặp những chú dê núi đang thong dong gặm cỏ. Sự treo leo khi bám vào vách đá để leo lên là một trải nghiệm cảm giác mạnh thú vị.
Rồi đến khi lên tới điểm cao nhất của núi Bài Thơ, đứng từ trên đỉnh núi, người ta không khỏi trầm trồ, choáng ngợp khi thu vào tầm mắt hình ảnh “muôn trùng nước non”. Đó là quang cảnh của vịnh Hạ Long thơ mộng với biển xanh, cát trắng và những con tàu rẽ sóng ngoài khơi; vẻ đông đúc của thành phố với nhà cao mọc san sát, vẻ tráng lệ cuả vòng quay Mặt trời và cáp treo Nữ Hoàng… Một Hạ Long mênh mông, hùng vĩ hiện lên đầy sống động, chân thực trước “thấu kính viễn vọng” nơi đỉnh núi. Đó là điều độc đáo làm nên cái lạ, khoái cảm thú vị cho du khách khi đến với núi Bài Thơ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.